Nhận định, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 19h15 ngày 29/3: Derby kịch tính

Thế giới 2025-04-01 08:13:46 952
ậnđịnhsoikèoFulhamvsCrystalPalacehngàyDerbykịchtíkết quả trận mu   Pha lê - 29/03/2025 10:15  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://jp.tour-time.com/news/%C2%A0%C2%A0%20H%C6%B0%20V%C3%A2n%20-%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%2001/05/2023%2010:30%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%C2%A0Brazil
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Nagoya Grampus vs Yokohama FC, 12h00 ngày 29/3: Tiếp tục bét bảng

Định danh số sẽ giúp Hàn Quốc thúc đẩy kinh tế số. (Ảnh: LiveMint)

Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) gọi ID số là “yếu tố thay đổi cuộc chơi”, còn hãng tư vấn McKinsey&Co nhận định công nghệ này có thể tăng tổng sản lượng quốc nội của 1 quốc gia thêm 13% và tiết kiệm hàng nghìn tỷ USD chi phí kinh doanh.

Việc sử dụng rộng rãi ID số sẽ tiết kiệm thời gian trong công việc hành chính, giảm tình trạng gian lận tài chính, mở rộng tín dụng tiêu dùng, tạo thuận lợi cho thương mại và tạo ra những thị trường mới.

“Các dịch vụ chưa thể chuyển đổi trực tuyến hoàn toàn giờ đây đã có thể làm như vậy”, Suh Bo Ram, người đứng đầu Cục Chính phủ số Hàn Quốc, cơ quan xây dựng và thực thi kế hoạch này cho biết. Ngoài ra, Hàn Quốc có thể đạt được ít nhất 42 tỷ USD, tương đương 3% GDP, về lợi ích kinh tế trong vòng 1 thập kỷ.

Người dân Hàn Quốc vẫn đang sử dụng thẻ đăng cứ cư trú, tương tự như thẻ an sinh xã hội tại Mỹ, để định danh cá nhân.

Theo đề xuất, 1 ứng dụng sẽ nhúng các ID vào trong thiết bị di động. Dự kiến, Seoul sẽ ra mắt ID số vào năm 2024 và thúc đẩy người dân chuyển sang công nghệ này trong vòng 2 năm.

Chính phủ nước này cho biết họ không có quyền truy cậo vào thông tin lưu trữ trên điện thoại cá nhân, gồm chi tiết về việc ID số thuộc sở hữu của ai, cách chúng được sử dụng và ở đâu, do hệ thống được xây dựng dựa hoàn toàn trên công nghệ chuỗi khối phi tập trung tiên tiến.

Thế Vinh(Theo Bloomberg)

">

Hàn Quốc: Định danh số trên smartphone thay thế căn cước truyền thống

Với diện tích rộng 500 m2, căn biệt thự được thiết kế với 9 phòng ngủ sang trọng, hiện đại với tông màu chủ đạo mang tên màu sắc của hoa hồng - loài hoa biểu tượng của tình yêu. Họa tiết trang trí cũng được lựa chọn khéo léo thể hiện phong cách tinh tế của Kiều Linh.


Nữ danh hài tạo còn tạo nên một khu vườn đầy các loại hoa mà cô yêu thích. Từng cành hoa, ngọn cỏ, nhiều góc nhỏ xinh xắn dành cho các thành viên trong gia đình chụp hình.

Kiều Linh không ngại chi 30 tỷ để hoàn thành căn nhà mơ ước. Ngôi nhà nghỉ dưỡng có nhiều công năng giúp cho cuộc sống của nữ nghệ sĩ thoải mái. Dù thiết kế nội thất phong cách Châu Âu hay hiện đại, nhưng Kiều Linh vẫn thích có một không gian sống nghệ thuật giữa cuộc sống bộn bề, bon chen.


Kiều Linh chia sẻ: "Vì mê khí hậu mát mẻ trong lành nên 3 năm nay tôi thường lên Đà Lạt và villa là tâm huyết ấm ủ từ rất lâu. Tôi mất nhiều năm mới hoàn thành căn nhà trong mơ như thế này. Từ khâu tuyển chọn tông màu, kiểu mẫu, các thiết kế đều tự mình tỉ mỉ từ chi tiết tốt nhất có thể. Buổi sáng dậy sớm săn mây, đọc sách thư giãn, cà phê tán gẫu hay tiệc nướng đều nằm gọn trong khu vườn xinh xắn. Điều mà tôi thích nhất là mỗi phòng ngủ mang tên một màu sắc của hoa hồng".


Kiều Linh sinh năm 1981, có hơn 15 năm hoạt động nghệ thuật và là một trong những diễn viên hài quen thuộc nhất của nhiều sân khấu hài, hay trong các chương trình hài kịch trên sóng truyền hình. Cô được khán giả yêu mến qua các phim Cuộc gọi lúc 0 giờ, Tân phong nữ sĩ, Lối sống sai lầm, Duyên nợ miền Tây... 

Mỹ Trang

">

Bên trong villa 30 tỷ, rộng 500 m2 ở Đà Lạt của nghệ sĩ hài Kiều Linh

Cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ nộp lại 20 tỷ đồng - 1

Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận hành vi phạm (Ảnh: Trịnh Nguyễn).

Trong vụ án này, ông Lê Đức Thọ (cựu Bí thư tỉnh Bến Tre) bị xét xử về tội Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Hồ sơ vụ án thể hiện ông Thọ nhiều lần nhận quà, tiền từ bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh trị giá gần 14 tỷ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng lên người khác để trục lợi 23 tỷ đồng.

Tại tòa, bị cáo Hạnh thừa nhận sai phạm và nói mình chủ động tặng quà và tiền, còn ông Lê Đức Thọ chưa bao giờ đòi hỏi. Bà Hạnh khai nhờ ông Thọ tư vấn, Xuyên Việt Oil kinh doanh thuận lợi, thu lãi lớn, nên đã tặng đồng hồ trị giá gần 10 tỷ đồng.

Bị cáo Hạnh cũng khai chủ động tặng ông Thọ một ô tô và người nhận nhiều lần đề nghị trả lại giá trị của chiếc xe, nhưng người phụ nữ này không đồng ý.

Cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ nộp lại 20 tỷ đồng - 2

Gia đình ông Lê Đức Thọ đã nộp lại 20 tỷ đồng (Ảnh: Trịnh Nguyễn).

Ông Thọ thừa nhận toàn bộ hành vi như cáo trạng quy kết và xác nhận lời khai của bị cáo Hạnh là đúng. "Tôi là cán bộ, Đảng viên, nhận quà như vậy là tôi nhận sai. Tôi xin lỗi vì hành vi của mình. Tôi đã chủ động, thành khẩn khai báo ngay từ đầu những nội dung liên quan đến tôi. Tôi rất hối hận về hành vi vi phạm của mình", ông Thọ nói.

Ông Thọ xin nộp lại những quà mà bà Hạnh đã tặng để khắc phục hậu quả và xin HĐXX cho gia đình ông nhận lại các tài sản thuộc sở hữu hợp pháp, không liên quan đến vụ án. Chủ tọa xác nhận, tới nay gia đình bị cáo Thọ đã khắc phục trên 20 tỷ.

Trình bày về bối cảnh phạm tội, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank nói: "Trong quá trình tôi đảm nhiệm các vị trí công tác, trước đây là Chủ tịch HĐQT Vietinbank, sau này là Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, Công ty Xuyên Việt Oil là doanh nghiệp lớn về nhập khẩu kinh doanh xăng dầu.

Rất nhiều ngân hàng cạnh tranh để được phục vụ cho Xuyên Việt Oil. Vì Xuyên Việt Oil có uy tín lớn, Vietinbank xếp hạng Xuyên Việt Oil ở mức tín nhiệm rất cao nên Vietinbank đồng hành với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh là chính đáng. Nên chúng tôi chủ động tiếp nhận, tiếp đón nhu cầu doanh nghiệp", ông Thọ nói.

Theo ông Thọ, dịp Tết, bà Hạnh đến chúc Tết. Ông có hỏi han tình hình kinh doanh, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp. Bà Hạnh có trao đổi một số nội dung thì ông Thọ nói bà Hạnh chủ động trao đổi với các chi nhánh đầu mối, Vietinbank tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng thuận lợi nhất.

Khi làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre, ông Thọ đánh giá Bến Tre là tỉnh rất nghèo. Ông nỗ lực cùng lãnh đạo tỉnh triển khai các giải pháp phát triển kinh tế xã hội.

"Tôi thông qua mối quan hệ của mình xúc tiến các doanh nghiệp lớn về tỉnh. Tôi biết chị Hạnh từ trước nên tôi mời chị Hạnh về để đóng góp cho ngân sách của tỉnh. Tôi vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước, pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công việc của mình, tôi cố gắng đóng góp cho sự phát triển của ngành ngân hàng cũng như tỉnh Bến Tre, xin HĐXX xem xét cho tôi được hưởng chính sách khoan hồng", ông Thọ trình bày tại tòa.

Ngày mai (21/11), phiên tòa tiếp tục phần xét hỏi.

">

Cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ nộp lại 20 tỷ đồng

Nhận định, soi kèo Watford vs Plymouth Argyle, 19h30 ngày 29/3: Chủ nhà sa sút

Trần Kiên Hùng qua đời đột ngột ở tuổi 51. 

3 ngày qua, nhiều khán giả, đồng nghiệp không khỏi bàng hoàng, tiếc thương Trần Kiên Hùng. Vợ và gia đình nam diễn viên đã ký giấy nhận xác từ bệnh viện, làm thủ tục báo tử song hiện chưa chia sẻ về kế hoạch đám tang. 

Theo Sina, những ngày cuối đời Trần Kiên Hùng vẫn làm việc cật lực. Nam diễn viên viết kịch bản đến rạng sáng. Anh chỉ chợp mắt được vài tiếng sau đó lại thức dậy để đến phim trường tiếp tục công việc.  

Ngoài làm nghệ thuật, Trần Kiên Hùng còn nhận lời quảng cáo, bán hàng cho một số nhãn hàng. Nam diễn viên phát livestream vài tiếng mỗi ngày, có khi kéo dài đến 23 giờ đêm. Một người bạn thân của Trần Kiên Hùng kể lại nam diễn viên từng than thở anh mệt mỏi, đuối sức. Tuy nhiên vì trách nhiệm gia đình anh không còn cách nào khác.  

Cố diễn viên tích cực livestream nhiều giờ đồng hồ để bán hàng. 

“Dịp Tết Trung thu vừa qua, anh ấy có đến thăm thầy mình. Thầy đã mắng anh vì suốt ngày livestream quảng cáo, không chú tâm cho công việc nghệ thuật. Trần Kiên Hùng đã giải thích anh ấy rất yêu nghề và muốn toàn tâm cho công việc. Song vì hoàn cảnh bắt buộc, anh không còn cách nào khác ngoài việc lao đi kiếm tiền”, người này nói. 

Tổ ấm 4 thành viên của Trần Kiên Hùng. 

Trần Kiên Hùng có vợ và 2 người con, 1 trai 1 gái. Vợ chồng nam diễn viên kết hôn đã 18 năm. Sau lễ cưới, vợ nam diễn viên từ bỏ công việc để ở nhà làm nội trợ. Trong khi đó, anh một mình bươn chải bên ngoài để lo cho gia đình 4 người. 

Trần Kiên Hùng từng ví 2 con là “báu vật” lớn nhất đời mình. Cậu con trai lớn của anh năm nay đã vào cấp 3, có vẻ ngoài nam tính, đam mê bóng rổ. Trong khi đó, con gái út chưa tròn 5 tuổi. 

Trần Kiên Hùng nổi tiếng yêu chiều vợ. Toàn bộ thu nhập anh đều đưa cho bà xã giữ. 

Trong một show truyền hình, Trần Kiên Hùng tiết lộ toàn bộ số tiền kiếm được anh đều đưa cho vợ. “Lý do duy nhất khiến tôi làm việc chăm chỉ chỉ có một: tôi muốn gia đình mình có điều kiện sống tốt hơn. Chỉ cần vợ con vui, cực khổ đến mấy tôi cũng chịu được”, anh từng chia sẻ. 

Trần Kiên Hùng sinh năm 1971, là diễn viên kỳ cựu của sân khấu và màn ảnh Trung Quốc. Anh được phong tặng danh hiệu "Nghệ sĩ hạng nhất cấp quốc gia" nhờ đóng góp nhiều năm cho nền nghệ thuật nước nhà. 

Ngoài đóng kịch, tài tử trong những năm gần đây còn tham gia phim ảnh. Anh ghi dấu ấn với vai Tô Quý Viễn trong bộ phim sitcom A Foreign Dau Daughter and a Local Lang

Nguyên nhân khiến diễn viên Trần Kiên Hùng đột tử trên ô tô ở tuổi 51Trước khi đột tử, Trần Kiên Hùng từng có tiền sử về bệnh tim và máu nhiễm mỡ do thừa cân.">

Diễn viên Trần Kiên Hùng vất vả làm việc trước khi đột tử trên ô tô

 - Sáng 20/10, hội nghị Tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ giai đoạn 2014-2017 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ.

{keywords}

Hội nghị Tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ giai đoạn 2014-2017.

Từ tháng 10/2014 đến tháng 9/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015-2017 theo NQ77 cho 23 cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc các Bộ, ngành trung ương, trong đó có 12 trường có thời gian tự chủ trên 2 năm, 11 trường có thời gian tự chủ dưới 2 năm.

Tại hội nghị, nhóm nghiên cứu toàn diện về tự chủ đại học của Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã có báo cáo về kết quả hoạt động của 12 trường đại học có thời gian thí điểm tự chủ từ 2 năm trở lên. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những đề xuất về cơ chế chính sách, giải pháp, lộ trình thực hiện tự chủ phù hợp với điều kiện Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

“Sau gần 3 năm triển khai thực hiện NQ77/NQ-CP, nhìn chung, các trường tự chủ đã được giao nhiều quyền hơn trong các lĩnh vực, giúp giảm bớt các thủ tục hành chính nên đã chủ động, linh hoạt hơn trong tổ chức thực hiện các hoạt động của trường, từng bước chủ động đổi mới cơ chế để hoạt động ngày càng hiệu quả” – PGS. Lê Trung Thành đánh giá.

{keywords}

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng nêu ra những hạn chế và nguyên nhân của cơ chế chính sách, gây ảnh hưởng tới tự chủ đại học của các trường đại học công lập.

“Nhiều quy định, văn bản pháp lý chưa thay đổi kịp để hỗ trợ các trường ĐH tự chủ. Các trường ĐH không nhận được sự hướng dẫn cụ thể từ phía cơ quan quản lý nhà nước khi triển khai thí điểm tự chủ” – trưởng nhóm nghiên cứu cho hay.

“Về nhận thức về tự chủ đại học có sự khác biệt giữa các lãnh đạo cấp cao và cán bộ nhân viên cấp dưới. Lãnh đạo nhà trường cho rằng tự chủ về bộ máy và đào tạo, nghiên cứu khoa học… là những yếu tố sống còn với một trường ĐH. Trong khi các cấp thấp hơn thì lại đề cao vai trò của tự chủ tài chính” – PGS. Lê Trung Thành báo cáo.

Trong nội dung kiến nghị với BCH Trung ương Đảng, Quốc hội, nhóm nghiên cứu đề nghị Quốc hội sửa đổi Luật Giáo dục đại học và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật sau khi được sửa đổi.

“Trong một số lĩnh vực đặc thù, Chính phủ cần ban hành danh mục các dịch vụ giáo dục đào tạo sử dụng ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ” – báo cáo viết.

Trao thực quyền cho Hội đồng trường (HĐT)

{keywords}
Đại diện Bộ Kế hoạch - Đầu tư phát biểu tại hội nghị

Báo cáo đánh giá tác động của việc thực hiện NQ77/NQ-CP, hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM – một trong 12 trường thí điểm tự chủ - khẳng định, trong khoảng thời gian thực hiện thí điểm tự chủ dù không dài nhưng trường đã có những đột phá mạnh mẽ trong xây dựng chương trình đào tạo theo chương trình tiên tiến quốc tế, đẩy mạnh công bố quốc tế, kiểm định chất lượng giáo dục, hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức, gia tăng nguồn lực tài chính, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại…

GS.TS Nguyễn Đông Phong cho biết, sau 3 năm thực hiện thí điểm tự chủ, trường đã có 250 tỷ đồng từ thu học phí để giải tỏa đền bù cho 11ha đất mà TP đã cho, dù “trong suốt 3 năm qua chưa có sinh viên nào kêu học phí cao”. Ông khẳng định, tự chủ đã mang đến cho ĐH Kinh tế TP.HCM rất nhiều đổi mới, hầu như là căn bản. “Tôi công tác ở trường 42 năm, tôi thấy chưa bao giờ được như thế này” – ông nói.

Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện thí điểm tự chủ mà hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nêu ra: thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể của các bộ, ngành liên quan; một số văn bản luật và dưới luật của các bộ, ngành liên quan chưa tương thích tinh thần của nghị quyết, dẫn đến khó khăn trong việc triển khai các nội dung thí điểm.

{keywords}
Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - PGS. Hoàng Minh Sơn - báo cáo kết quả thực hiện thí điểm tự chủ

Theo bà Nguyễn Thị Lan – giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, có 3 nguyên nhân cơ bản gây ra chậm chạp và khó khăn cho quá trình tự chủ đại học. Một là khung pháp lý chưa tạo thuận lợi cho các CSGD thực hiện quyền tự chủ; hai là cơ chế giám sát không dựa vào các KPIs (chỉ số đánh giá thực hiện công việc), mà dựa chủ yếu vào kiểm soát đầu vào; ba là thiết chế HĐT chưa rõ.

“Hiện nay còn có sự không rõ ràng về quyền và nhiệm vụ của HĐT và các bộ, ngành, Bộ chủ quản. Ba điểm nghẽn này được tháo gỡ thì chắc chắn tự chủ đại học sẽ tạo ra một xung lực cho toàn hệ thống GDĐH tương tự như “khoán 10” đã tạo ra những bước nhảy ngoạn mục của ngành nông nghiệp trong những năm đầu đổi mới” – bà Lan nói.

Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đưa ra một vài khuyến nghị đáng lưu ý. Bà cho rằng tất cả các trường đại học, cao đẳng đều được giao quyền tự chủ nhưng không ở mức độ tự chủ đồng loạt như nhau; mức độ tự chủ dựa trên các KPIs của các CSGD.

“Về công tác tổ chức và nhân sự, trường đại học là một tổ chức học thuật có đặc thù riêng, không thể và không nên lấy các tiêu chuẩn và thước đo của các cơ quan hành chính Nhà nước “áp” vào công tác nhân sự ở đây”. Bà Lan cho rằng, cơ quan chủ quản chỉ xem xét và phê chuẩn kết quả bầu 2 chức danh là chủ tịch HĐT và hiệu trưởng; các công việc khác về tổ chức và nhân sự giao về các CSGD.

“Cần làm rõ và phân định thẩm quyền của Bộ chủ quản, các bộ ngành với HĐT, giao HĐT thay mặt Bộ chủ quản quyết định và chịu trách nhiệm về một số công việc quản trị đại học để giảm tải thủ tục hành chính của CSGD cũng như của các bộ ngành. HĐT quyết định và giám sát những chủ trương, định hướng lớn về chiến lược đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, đầu tư của CSGD, thay mặt Nhà nước giám sát các chỉ số KPIs đầu ra của CSGD. Còn những vấn đề cụ thể của CSGD thì giao BGH quyết định nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo” – bà Lan đề xuất.

Trong báo cáo, nhóm nghiên cứu cũng đưa thông tin: 48% số người được hỏi cho rằng hoạt đông của HĐT còn chưa hiệu quả, vai trò giám sát mờ nhạt. Các vấn đề cụ thể của hội đồng trường bao gồm: cơ chế chính sách chưa đầy đủ, rõ ràng; chưa phân định rõ mối quan hệ giữa Đảng ủy, HĐT và ban giám hiệu (BGH); cơ quan chủ quản chưa quyết liệt trong việc thành lập HĐT; thành viên HĐT cơ cấu chưa hợp lý; hoạt động mang tính hình thức; nguồn kinh phí cho HĐT chưa được phân bổ ổn định.

Nhóm kiến nghị Chính phủ xây dựng, công bố lộ trình, điều kiện để dần xóa bỏ cơ chế “cơ quan chủ quản”. Về lâu dài, các trường cần trở thành pháp nhân độc lập, không có cơ quan chủ quản. HĐT phải thực sự là đại diện sở hữu, có năng lực quản trị qua việc xây dựng chiến lược, bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. “Từ nay đến năm 2020 thí điểm xóa bỏ cơ chế “cơ quan chủ quản” đối với một số trường đang thí điểm tự chủ thành công”.

Xóa bỏ sự can thiệp của Bộ chủ quản

{keywords}

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ: "Các cơ sở giáo dục ĐH được giao thí điểm tự chủ vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tự chủ ĐH, chưa chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện tự chủ".

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận, bước đầu thí điểm tự chủ có khả quan, tuy nhiên vẫn vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Trong đó, chính sách, pháp luật về tự chủ chưa đồng bộ, bất cập; cơ chế quản lý theo chế độ bộ chủ quản không còn phù hợp.

Các cơ sở giáo dục ĐH được giao thí điểm tự chủ vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tự chủ ĐH, chưa chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện tự chủ. Năng lực quản trị ĐH của nhiều trường chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt là cơ chế bảo đảm tính công khai, minh bạch cũng như nâng cao trách nhiệm giải trình với các bên liên quan chưa hiệu quả.

Những bất cập này đã hạn chế hiệu quả của việc thực hiện tự chủ của các cơ sở giáo dục ĐH. Tự chủ chưa thực sự trở thành động lực phát huy khả năng chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường cạnh tranh và đa dạng hóa các loại hình đào tạo của trường ĐH.

“Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận những việc đã làm được, chưa làm được. Những khó khăn, vướng mắc phát sinh và bài học kinh nghiệm trong thực tiễn triển khai thời gian qua, để từ đó thống nhất nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, đề ra kế hoạch, lộ trình triển khai bảo đảm hiệu quả cao nhất” – Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cũng khẳng định Bộ sẽ cùng liên kết với các cấp có thẩm quyền, trung ương, quốc hội tiếp tục cùng các đơn vị liên quan nghiên cứu thật kỹ vấn đề HĐT. Ông Nhạ đề nghị các hiệu trưởng, các nhà khoa học phải có trách nhiệm trong việc cho ý kiến, kiến nghị để hoàn thiện Luật giáo dục đại học sửa đổi bổ sung.

“Tôi kêu gọi các đồng chí cùng với Bộ xây dựng một bộ luật sửa đổi bổ sung thực sự có chất lượng. Đây cũng là dịp nâng cao uy tín của ngành. Đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp tục với Bộ rà soát, báo cáo ngắn gọn, khả thi, cụ thể báo cáo Chính phủ để không chỉ các trường đang thí điểm tiếp tục thực hiện, mà còn mở rộng ra các trường khác”.

{keywords}

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Tự chủ đại học gần như là đường một chiều, là con đường chúng ta phải đi".

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, chính các trường đại học, cụ thể là các hiệu trưởng phải truyền được trách nhiệm xuống tất cả giảng viên, bộ môn, khoa, phòng. “Tinh thần tự chủ nói từ đầu đến giờ mới chỉ nhằm vào tháo sự can thiệp hành chính không cần thiết của Bộ chủ quản và một phần của Bộ GD-ĐT với trường. Nhưng tự chủ thực sự phải xuống đến tận giáo viên”.

Phó Thủ tướng khẳng định, “chừng nào ‘giáo vụ còn là cụ giáo viên’ thì có nghĩa là chưa có tinh thần tự chủ đại học một cách xuyên suốt”.

Ông cho rằng cần phải đổi mới ngay tư duy của các lãnh đạo trường, cụ thể là hiệu trưởng, để HĐT là cơ quan quyền lực nhất của trường. HĐT phải là cơ quan quyết định 2 vấn đề: một là quyết định tổ chức bộ máy nhân sự của trường, kể cả việc ai là hiệu trưởng, hiệu phó; hai là quyết định về tài chính.

“Tự chủ đại học gần như là đường một chiều, là con đường chúng ta phải đi. Không có tự chủ đại học sẽ không có những trường đại học mạnh, không có đại học mạnh thì không có lực lượng nhân lực tốt, đất nước sẽ không phát triển được” – Phó Thủ tướng nói.

  • Nguyễn Thảo
">

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Tự chủ đại học là đường một chiều”

友情链接